Các loại thẻ ngân hàng gồm có thẻ tín dụng, thử ghi nợ và thẻ trả trước. Nắm rõ đặc điểm từng loại thẻ giúp bạn thực hiện giao dịch hiệu quả, tránh được rủi ro.
Danh mục bài viết
Thẻ được chia làm nhiều loại nhằm mục đích phục vụ nhiều yêu cầu thanh toán khác nhau. Trước khi tìm hiểu các loại thẻ ngân hàng, bạn cần hiểu rõ khái niệm thẻ là gì.
Thẻ ngân hàng là gì?
Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng/ tổ chức tín dụng phát hành dưới dạng một chiếc thẻ. Người sở hữu thẻ có thể thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi cho phép (số dư hiện có). Hoặc được sử dụng tiền trong hạn mức thẻ tín dụng được cấp.
Thẻ được làm từ chất liệu nhựa, có hình chữ nhật và kích thước quy định lần lượt là: 85.6 x 53.98 mm (Dài x Rộng). Trên thẻ thường có chứa thông tin:
- Tên tổ chức/ đơn vị phát hành thẻ
- Loại thẻ
- Họ và tên của chủ thẻ
- Hiệu lực thẻ
- …

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, có thể nói thẻ là phương tiện thanh toán mà không cần dùng tiền mặt, gắn liền với các ứng dụng công nghệ từ ngân hàng.
Các loại thẻ ngân hàng thông dụng hiện nay
Phân loại theo nguồn tiền tiêu dùng trong thẻ
Phân loại theo nguồn tiền tiêu dùng trong thẻ, có thể chia thẻ thành 3 loại:
- Thẻ tín dụng (Credit Card)
- Thẻ ghi nợ (Debit Card)
- Thẻ trả trước (Thẻ Prepaid)
Cùng Roseanne tìm hiểu chi tiết về từng loại thẻ nhé!
Thẻ tín dụng (Credit Card)
Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng dịch vụ của ngân hàng chắc chắn sẽ biết thẻ tín dụng là gì.
Thẻ tín dụng là một trong những loại thẻ, cho phép thanh toán và không cần dùng tiền mặt. Sử dụng thẻ tín dụng, bạn có thể “chi tiêu trước, trả tiền sau”.
Ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một hạn mức chi tiêu nhất định. Bạn chỉ được sử dụng tiền trong hạn mức đó để thanh toán tại các điểm máy POS hoặc khi mua hàng online.
Thực chất, hạn mức trong thẻ tín dụng là một khoản vay. Bạn vay ngân hàng trước, sau đó sẽ trả nợ vào một ngày nhất định trong tháng. Cho nên, muốn sở hữu thẻ tín dụng bạn cần chứng minh thu nhập với ngân hàng.
Chủ thẻ tín dụng thường được miễn lãi từ 45 đến 55 ngày, tùy chính sách của từng ngân hàng. Tuy nhiên, sau 45 – 55 ngày, bạn chưa thanh toán đủ số nợ thì lãi suất phải chi trả là 25 – 30%/ năm.
Hiện nay, các ngân hàng đang khuyến khích và tìm kiếm khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, thẻ tín dụng có một hạn chế chính là không thể chuyển khoản tiền từ thẻ này sang thẻ khác. Do đó, bạn nên xem xét kỹ trước khi đăng ký làm thẻ tín dụng.

Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ ghi nợ là thẻ do ngân hàng cung cấp kèm theo khi mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Loại thẻ này cho phép chủ thẻ sử dụng số tiền có trong tài khoản. Bạn hoàn toàn có thể thanh toán, chuyển khoản, rút tiền mặt hay thực hiện những giao dịch khác trong phạm vi số tiền có trong thẻ.
Thẻ ghi nợ thực chất là thẻ ATM bạn sử dụng hàng ngày đấy. Khác với thẻ tín dụng, tiền bạn có trong tài khoản là tiền của bạn, không phải đi vay. Cho nên, bạn chỉ có thể sử dụng đúng số tiền đó và không cần phải lo lắng về thời hạn thanh toán hay lãi suất chi trả như thẻ tín dụng.
Thẻ trả trước (Thẻ Prepaid)
Loại thứ 3 chính là thẻ trả trước. Bạn không cần mở tài khoản cũng không cần chứng minh nguồn thu nhập, bạn có thể mua thẻ này tại các chi nhánh ngân hàng mà không cần CMND. Thẻ trả trước là thẻ trả tiền trước, sử dụng tiền sau.
Bạn cần nạp tiền vào thẻ này là có thể sử dụng. Hạn mức của thẻ chính là số tiền bạn nạp vào thẻ. Thẻ ghi nợ hoạt động tương tự như thẻ SIM điện thoại vậy.
Thẻ ghi nợ được chia làm 2 loại:
- Thẻ định danh: mua thẻ cần CMND và có thể rút tiền mặt tại ATM.
- Thẻ không định danh: mua thẻ không cần CMND và không thể rút tiền tại ATM.
Phân loại thẻ theo phạm vi lãnh thổ
Bạn có nghe đến thuật ngữ thẻ nội địa và thẻ quốc tế chưa? Đó là cách phân loại thẻ theo phạm vi lãnh thổ. Thông thường ngân hàng sẽ phát hành song song 2 loại thẻ với đặc điểm như sau:
Thẻ nội địa: sử dụng phạm vi trong nước, có thể rút tiền tại các ATM, có thể mua sắm tại website trong nước, phí dịch vụ loại thẻ này khá rẻ.
Thẻ quốc tế: có thể sử dụng trong nước và quốc tế, có thể rút tiền tại các ATM trên toàn thế giới, thoải mái thanh toán tại các website trong và ngoài nước,…
Ngoài hai cách phân loại thẻ phổ biến nêu trên, còn có thể phân loại thẻ theo kỹ thuật, theo tổ chức phát hành và theo hạn mức thẻ.
Roseanne vừa chia sẻ xong thông tin các loại thẻ. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ nắm được đặc điểm từng loại thẻ (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước) để tránh rủi ro phát sinh khi sử dụng.