Tài sản là ròng là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chúng đối với doanh nghiệp như thế nào? Cùng Roseanne tìm hiểu chi tiết vấn đề này ngay sau đây.
Danh mục bài viết
Tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng là yếu tố vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần nắm rõ giá trị này để phục vụ cho việc đưa ra những quyết định kinh doanh và quản lý. Vậy tài sản ròng là gì?
Có thể hiểu, tài sản ròng là tổng tài sản của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả. Thông thường, doanh nghiệp sẽ xem tài sản ròng như tài sản thuần, hay vốn cổ đông.
Mức tài sản này có thể âm hoặc dương. Trong nhiều trường hợp, tài sản ròng hoàn toàn có thể âm. Chẳng hạn: Tổng tài sản là 100 triệu đồng, nợ phải trả 150 triệu đồng. Lúc này, tài sản ròng của doanh nghiệp là -50 triệu đồng.

Những dạng vật chất biểu hiện của tài sản ròng rất đa dạng. Bao gồm bất động sản, tài sản cố định, tiền hoặc dạng phi vật chất như quyền sở hữu, các khoản đầu tư,… Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có tài sản ròng, kể cả cá nhân, tổ chức,… Chính vì vậy, thuật ngữ ngày không chỉ sử dụng riêng cho doanh nghiệp.
Công thức tính tài sản ròng của doanh nghiệp
Sau đây là công thức cụ thể: Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Những giá trị cụ thể trong đó như sau:
- Tổng tài sản: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đó.
- Nợ phải trả: Nghĩa vụ nợ mà doanh nghiệp đó phải chi trả.
- Những giá trị này được lấy tại bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của tài sản ròng là gì?
Giá trị tài sản ròng (Net worth) là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Chi tiết những ý nghĩa của tài sản ròng là gì, dưới đây là những thông tin cơ bản quan trọng.
- Mang ý nghĩa là thước đo tình hình tài chính của doanh nghiệp đó trong từng thời điểm. Từ đó, đưa ra quyết định chính xác nhất.
- Nắm rõ mức độ và tình hình nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp đó. Từ đó, đưa ra giải pháp và kế hoạch xử lý.
- Khi tài sản ròng âm, đồng nghĩa doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Hoặc công nợ chưa tốt dẫn đến thua lỗ. Lúc này, doanh nghiệp cần đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
- Những đối tượng bên ngoài căn cứ vào tài khoản ròng để đánh giá doanh nghiệp. Cụ thể như ngân hàng, đối tác, chủ đầu tư,…
Một số loại tài sản ròng phổ biến

Bên cạnh tài sản ròng là gì, công thức tính thì các loại tài sản ròng cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Tài sản ròng cá nhân
Tài sản ròng cá nhân là tổng tài sản mà cá nhân đó sở hữu sau đã trừ đi các khoản nợ của chính họ. Lưu ý tài sản ròng chỉ tính những tài sản có thể quy đổi thành tiền mặt. Theo đó, các chứng chỉ giáo dục, ngoại ngữ,… sẽ không được tính vào giá trị tài sản ròng.
Chúng ta có thể kể đến một số tài sản ròng cá nhân như sau:
- Tiền mặt.
- Tiền tiết kiệm gửi ngân hàng: có hoặc không kỳ hạn.
- Trang sức, vàng bạc, đá quý.
- Các khoản tiền đã đầu tư: Bất động sản,…
Đối với tài sản ròng cá nhân, yếu tố nợ cá nhân phải trả cũng được quan tâm. Nó bao gồm: Nợ đảm bảo (khoản nợ thế chấp tài sản); nợ không đảm bảo (vay tiêu dùng hay cá nhân,…).
Tài sản ròng trong chứng khoán
Loại tài sản ròng này là gì? Tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của những tài sản tài chính hoặc phi tài chính. Chúng thuộc sở hữu của tổ chức trừ đi giá trị tất các nghĩa vụ nợ.
Tài sản ròng của nhà thầu
Tương tự với các loại tài sản ròng khác, tài sản ròng nhà thầu là toàn bộ tài sản mà nhà thầu sở hữu sau khi đã trừ nghĩa vụ nợ.
Tài sản ròng chính phủ
Khái niệm tài sản ròng của chính phủ là tổng tài sản chính phủ của một nước sở hữu, sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả. Các chỉ số tài sản, nghĩa vụ nợ có thể xem tại báo cáo tài chính. Xét về ý nghĩa, tài sản ròng của chính phủ thể hiện tiềm lực tài chính của quốc gia đó.
Tài sản ròng quốc gia
Là tổng giá trị ròng của tài khoản ròng cá nhân và doanh nghiệp và tài sản ròng chính phủ. Mức giá trị này cho thấy sức mạnh tài chính của quốc gia đó mạnh hay yếu.
Trên đây là những giải đáp tài sản ròng là gì và các thông tin liên quan khác như công thức tính, ý nghĩa,… Hiện nay, để thuận tiện và dễ dàng hơn trong nắm bắt thông tin, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống phần mềm kế toán hỗ trợ. Ưu điểm của chúng là tính tiện lợi, chính xác và tiết kiệm thời gian.